Bất động sản Đồng Nai đang trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản Việt Nam vì sở hữu vị trí chiến lược, hệ thống giao thông, tiện ích được đầu tư đồng bộ. Tỉnh đang là một trong những địa phương phía Nam còn nhiều quỹ đất sạch, có lợi thế hạ tầng, liên kết vùng, thuận tiện phát triển dự án đô thị sinh thái thông minh.
Bùng nổ tiềm năng phát triển vượt bậc của thị trường bất động sản Đồng Nai
Mục lục
ĐIỂM TỰA HẠ TẦNG- NỀN TẢNG CHO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
Năm 2020, nền kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng khá tốt dù cũng chịu tác động của dịch Covid 19. Cụ thể, tổng thu nhập sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 4,58% so với năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.980 USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2% trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng 5,5% so với cùng kỳ, đạt 182.000 tỷ đồng.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2020, thu hút đầu tư đạt 29.000 tỷ đồng, bằng 290% kế hoạch năm, bằng 85% so với cùng kỳ. Trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,2 tỷ USD, bằng 120% kế hoạch năm; xuất siêu khoảng 4,3 tỷ USD.
Hạ tầng đồng bộ và phát triển thúc đẩy kinh tế tại Đồng Nai lên mức cao
Đồng Nai cũng tiếp tục là tâm điểm của nhiều dự án tầm cỡ quốc gia. Cụ thể, bên cạnh sân bay quốc tế Long Thành đã khởi công, Đồng Nai còn có các dự án lớn như đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Phan Thiết, Biên Hòa – Vũng Tàu, kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên đến Biên Hòa, metro Thủ Thiêm – sân bay Long Thành hay dự án mở rộng đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây…
Ngoài ra, nhiều tuyến giao thông huyết mạch nối các tuyến tỉnh lộ với đường cao tốc, kết nối với cảng hàng hóa và sân bay quốc tế Long Thành cũng đang được triển khai như ĐT 767, ĐT 769, đại lộ Bắc Sơn – Long Thành… Các dự án này được kỳ vọng giúp hệ thống giao thông Đồng Nai trở nên hoàn chỉnh và trở thành đầu mối giao thông quan của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Giới chuyên gia đánh giá, sự phát triển của Đồng Nai cũng đang tác động đến vùng và cả nước. Do đó, toàn tỉnh cần quyết tâm khắc phục những hạn chế về hạ tầng không theo kịp sự phát triển của tỉnh.
“Chưa khi nào Đồng Nai có điều kiện thuận lợi để đầu tư đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển như hiện nay. Bởi đây đã được xác định là nhiệm vụ đột phá của tỉnh và của Trung ương giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo”, một chuyên gia đánh giá.
SỨC ÉP TẠI CÁC THÀNH PHỐ LỚN – KHÁCH QUAN TIỀM NĂNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG NAI PHÁT TRIỂN
Tại hội thảo “Đô thị sinh thái thông minh – Giải pháp sống xanh bền vững” diễn ra ngày 7/12 ở TP HCM, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa – Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP HCM đã phân tích về thị trường bất động sản thành phố cũng như các vùng lân cận.
Ông Hòa nhận định TP HCM cũng giống như bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, đều có ngưỡng phát triển được giới hạn về tài nguyên nước, không khí, hạ tầng, đất đai. Trong khi đó, tình hình dân cư phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào lõi trung tâm ngày càng gia tăng, gây sức ép lớn đến hạ tầng kỹ thuật, môi trường…
Theo đó, việc giãn dân cư đô thị ra các khu vực lân cận cần triển khai trong bối cảnh quỹ đất ở lõi trung tâm dần cạn kiệt, hạ tầng quá tải. Hiện thành phố bắt đầu thực hiện các quy định khắt khe hơn với các dự án trong khu vực lõi trung tâm và có phương án mở rộng phát triển ra phía Đông Bắc (khu vực Củ Chi, Tây Ninh) và Tây Bắc (quận 2, quận 9, Thủ Đức và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu).
Đồng Nai là một trong 3 mũi nhọn kinh tế của khu vực phía Nam nên có những sức ép
Thành phố cũng đang đẩy mạnh việc liên kết cùng các tỉnh lân cận, hợp tác nâng cấp hạ tầng kỹ thuật. Theo đó, các dự án công trình trọng điểm, hệ thống dịch vụ tiện ích đa chức năng, bệnh viện, trường học, công viên, bến xe, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí… sẽ phát triển nhanh chóng để tạo động thu hút cư dân, hoàn thành mục tiêu giãn dân đề ra.
“Trong số các khu vực xung quanh TP HCM thì Đồng Nai được đánh là thị trường còn nhiều dư địa để phát triển với hạ tầng kết nối tốt, quỹ đất sạch còn nhiều, đủ sức phát triển dự án quy mô hàng trăm hecta”, ông Hòa nhận xét.
BẤT ĐỘNG SẢN ĐỒNG NAI HƯỞNG LỢI TỪ TIỀM NĂNG VƯỢT TRỘI
Sự phát triển của kinh tế, hạ tầng Đồng Nai đang thổi luồng gió mới vào thị trường bất động sản, là 1 trong những nguyên nhân tạo nên tiềm năng bất động sản Đồng Nai. Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước như Novaland, Tín Nghĩa, Đất Xanh, PN Holding, Keppel Land, Swan City… đều đang săn tìm quỹ đất và triển khai dự án tại Đồng Nai khiến thị trường trở nên sôi động.
Bên cạnh thành phố Biên Hòa – thủ phủ của tỉnh Đồng Nai – các khu vực như Trảng Bom hay Long Thành đang nổi lên như điểm đến mới. Ông Nguyễn Phúc Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn PN Holding, nhận định, Trảng Bom giàu tiềm năng vì giáp ranh với thành phố Biên Hòa, là đô thị đông dân thứ 2 của Đồng Nai và được xem là trung tâm công nghiệp, logistic mới của tỉnh. Bốn khu công nghiệp lớn của Trảng Bom là Sông Mây, Bàu Xéo, Hố Nai, Giang Điền đang hoạt động nhộn nhịp kéo theo nhu cầu nhà ở rất lớn. Trong khi đó, Long Thành cũng có tiềm năng tốt khi sân bay quốc tế được xây dựng tại đây. Nhu cầu nhà ở và giao thương cũng sẽ tăng theo khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động.
Thị trường bất động sản Đồng Nai đã có những bước chuyển mình ngoạn mục
Đồng tình với ông Nam, một số chuyên gia cũng cho rằng Trảng Bom, Biên Hòa đã xuất hiện cơ hội đầu tư bất động sản rõ nét do cư dân đông, công nghiệp – dịch vụ phát triển nhanh. Còn Long Thành cũng giàu tiềm năng nhưng nhà đầu tư nên xác định đầu tư dài hạn hơn. Bởi thời gian xây dựng sân bay, hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và đi vào hoạt động cần phải có thời gian.
KẾT LUẬN:
Nhờ những tiềm năng sẵn có kết hợp cùng định hướng phát triển rõ ràng, đúng đắn, thị trường bất động sản Đồng Nai đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Nơi đây hứa hẹn không chỉ mang đến trải nghiệm sống cho Quý khách hàng mà còn là một cơ hội đầu tư đáng mong chờ.
Biên tập Hưng Vượng Holdings